2020 có thể nói là một năm không mấy suôn sẻ với nền kinh tế nước nhà. Hàng loạt cửa hiệu buộc phải đóng cửa, mọi thương hiệu co mình lại. Cùng với đó gần như thương hiệu nào cũng bắt đầu những chiến lược riêng mình để “sống sót”. Và trong đó không thể không kể đến phương thức phổ biến nhất đó là giảm giá. Với sự vội vàng có phần liều lĩnh mà khiến những thương hiệu Việt đặc biệt là mảng thời trang vướng vào loạt bê bối liên tiếp đã đặt ra dấu hỏi lớn về phương thức quản lý. Cùng Sneaker Daily đi sâu phân tích và có một cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này nha!
Nhìn lại một chút thì để tồn tại trong thời gian dịch bệnh ngay sau khi cách ly xã hội thực sự là bài toán khó dành cho mọi doanh nghiệp. Những thương hiệu quần áo lớn đều áp dụng chung một cách thức đó là “giảm, giảm nữa, giảm mãi” nhằm kích cầu mua sắm. Tuy nhiên, lượng đơn tăng nhiều hay không thì chưa rõ nhưng lại vướng vào hàng loạt những bê bối không đáng có.
Ví dụ tiêu biểu thời gian gần đây là D.Chic – một trong những thương hiệu Việt có tiếng với hàng loạt cơ sở tại Hà Nội đã vướng vào bê bối khi nhân viên trả lời khách thiếu lịch sự thậm chí đuổi khách đi ngủ khi diễn ra chương trình sale vào tháng trước.
Vụ việc đã khiến cộng đồng mạng có những phản ứng trái chiều sau bài chia sẻ bức xúc khiến bản thân D.Chic cũng đã phải viết tâm thư gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng của mình.
Bên cạnh D.Chic thì 20 AGAIN cũng là một thương hiệu thời trang khác rất được yêu thích. Tuy tệp khách hàng hơi khác so với D.Chic do phong cách nhãn hàng lựa chọn có phần trẻ trung và giá cả thấp hơn hướng đến đại đa số người dùng nhưng cũng đã mắc lỗi khá tương tự. Vụ việc xảy ra được cho là do sự bất cẩn khiến cho đồ của khách hàng trong tủ để đồ bị mất. Tuy nhiên, đáng nói là cách xử lý phía sau đó của cửa hàng.
Dù đã công khai xin lỗi nhưng thay vì chân thành nhận lỗi người ta phát hiện hàng loạt nick giả chuyên vào bênh thậm chí nhân viên quản lý page quên cả đăng xuất nick rồi mới vào bình luận.
Hay ở một diễn biến khác về thông tin Viet Gangz tặng quà miễn phí nhưng tất cả được cho chỉ là chiêu trò để lấy data mang đi bán. Quà gửi tặng đều là những món quà không mấy đáng giá và phía thương hiệu khi có phản ánh của người dùng thì đều dùng những lời lẽ rất khó nghe.
Những bê bối liên tiếp cùng sự sụt giảm doanh số nặng nề phía sau những bê bối cần những thương hiệu cần nhìn thẳng vào sự thật. Thời gian ngắn nhưng số lượng chi nhánh tăng quá nhanh dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực hoàn toàn không được đảm bảo. Trong thời điểm khó khăn này hi vọng tất cả thương hiệu Việt sẽ cùng nhau vượt qua.
Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: BRIJ Black Label của Benjamin Tran cùng những đồn đoán và nghi vấn đạo nhái
Trả lời