Vào năm 1982, Bruce Kilgore – nhà thiết kế đầu tiên đến với Nike và cũng là cha đẻ của Air Jordan 2, đã cho ra mắt đôi giày Air Force 1 dưới dạng High Top (cổ cao) với mục đích nhằm củng cố sức mạnh cho phân khúc giày bóng rổ vốn còn non trẻ của Nike.
Nike Air Force 1 được sử dụng tất cả những công nghệ tân tiến nhất lúc bấy giờ của Nike bao gồm: Bộ đệm Air, đế viền tròn, quai dán strap ở mắt cá chân, hệ thống dây giày đa năng cùng thiết kế theo chiều phái tối giản và chất liệu chủ yếu là da. Mặc dù được đặt tên theo chuyên cơ của tổng thống Mỹ nhưng Air Force 1 lại được truyền cảm hứng khá nhiều từ một dòng boot của Nike có tên là Nike Approach Hiking Boot.
Nike Air Force 1 cũng là đôi giày đã khiến nhà thiết kế đại tài Tinker Hatfield trong một lần đi thử đã quá thích thú và quyết định theo đuổi sự nghiệp thiết kế giày thay vì làm kiến trúc sư. Sau đó, Tinker Hatfield đã có những thành công vang dội cùng Air Jordan 3, Air Max 1…
Tinker Hatfield cùng thiết kế Air Max 90 FlyEase
Thông thường, một sản phẩm khi được ra mắt sẽ trải qua bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, trưởng thành và giảm sút. Không thoát khỏi quy luật đó, sau khi ra mắt được hai năm, nhận thấy doanh số có vẻ đã đạt đến mức cao nhất và chuẩn bị đi xuống, Nike đã quyết định ngừng bán dòng Air Force 1.
Xem thêm Air Jordan 3 – Lịch sử của thiết kế đã cứu rỗi Nike
Tuy nhiên, nhờ lượng nhu cầu từ người hâm mộ vẫn được duy trì rất cao sau đó và ý tưởng bán các phối màu độc quyền phát hành tại các nhà bán lẻ như: Downtown Locker Room, Charley Rudo Sport, Cinderella Shoes ở bờ đông nước Mỹ mà Nike đã quyết định phát hành lại Air Force 1. Một trong số đó phải kể đến bộ sưu tập “Colour of the Month Club”.
ASAP Rocky cùng đôi giày Air Force 1 trên sân khấu
Và cũng từ đó, một số thuật ngữ trong giới sneakerhead đã được ra đời như:
- Retro: Chỉ việc mở bán lại một dòng giày trong quá khứ.
- Quick Strike (QS): Chỉ các phiên bản giới hạn được bán độc quyền tại một số nhà bán lẻ hoặc địa điểm nhất định.
- Player Exclusive (PEs): Chỉ những đôi giày làm riêng cho một cầu thủ dựa theo đặc điểm của cầu thủ đó, bắt đầu từ The Original Six (6 cầu thủ đầu tiên mang đôi giày Air Force 1).
The Original Six
Vào những năm 90, khi Air Force 1 Low “All White” ra đời, đó là giai đoạn mà bờ đông nước Mỹ chìm trong dịch Cocaine (Crack Epidemic) khi số lượng tiêu thụ cocaine tăng vọt ở các thành phố lớn như New York, Philadelphia. Air Force 1 Low “All White” nhanh chóng được các dân chơi ở New York yêu thích, có lẽ bởi sự tương đồng với màu sắc của Cocaine. Vì lẽ đó, đôi giày còn có các biệt danh khác như Uptowns, Harlems được đặt theo tên các khu dân cư ở nơi đây.
Với việc các phối màu độc quyền chỉ mở bán ở một số tiểu bang ở bờ Đông và được ưa chuộng bởi các baller đường phố, Nike Air Force 1 cùng áo jersey, quần thụng và trang sức quá khổ đã trở thành chuẩn mực cho sự sành điệu lúc bấy giờ.
Nike Air Force 1 đã trở nên phổ biến đến mức các thương hiệu giày thể thao khác đã bắt đầu đưa ra những bản thể gần giống nhằm chiếm thị phần. Tuy nhiên, đã có rất nhiều những tranh cãi về việc các thiết kế này có phải đạo nhái hay không.
Tìm hiểu thêm các câu truyện thú vị, lịch sử và tin tức độc quyền về giày Nike tại chuyên mục All About giày Nike.
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời